Chương trình học Hóa 11 gồm các nội dung cơ bản (trong sách giáo khoa) và các nội dung nâng cao (trong sách chuyên đề và ngoài sách giáo khoa). Sau đây là danh sách các bài học do thầy Lâm Mạnh Cường chia để dạy tại lớp offline TPHCM và các khóa học online. Các bài học này được biên soạn cho lớp học thêm nên sẽ khác với nội dung học trên trường nhưng vẫn bám sát với yêu cầu cần đạt trong chương trình mới của Bộ Giáo dục, phù hợp cho học sinh ôn luyện kỳ thi Tốt nghiệp THPT và các kỳ thi thi Đánh giá năng lực.
![Thầy Lâm Mạnh Cường 2025](https://lammanhcuong.vn/wp-content/uploads/2024/12/Thay-Lam-Manh-Cuong-1024x768.png)
Nội dung Hóa 11 cơ bản
Nội dung Hóa 11 cơ bản gồm 19 bài giảng và 6 bài ôn tập của 6 chương bao hàm cả 3 bộ sách giáo khoa (cánh diều, kết nối tri thức với cuộc sống, chân trời sáng tạo). Lý thuyết của 25 bài học này là nội dung nền tảng bắt buộc phải hiểu sâu, học thuộc lòng để áp dụng cho tất cả kỳ thi và kiểm tra ở trường. Toàn bộ nội dung cơ bản này là nền tảng để học sinh có thể học tốt được Hóa 12.
CHƯƠNG 1: CÂN BẰNG HÓA HỌC
Bài 01: Tổng quan cân bằng hóa học
Bài 02: Sự điện li, thuyết acid base
Bài 03: Cân bằng trong dung dịch nước
Bài 04: Ôn tập chương 1
CHƯƠNG 2: PHI KIM
Bài 05: Đơn chất nitrogen
Bài 06: Hợp chất nitrogen
Bài 07: Đơn chất sulfur
Bài 08: Hợp chất sulfur
Bài 09: Ôn tập chương 2
CHƯƠNG 3: ĐẠI CƯƠNG HỮU CƠ
Bài 10: Tổng quan hóa học hữu cơ
Bài 11: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
Bài 12: Công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ
Bài 13: Tách, tinh chế hợp chất hữu cơ
Bài 14: Ôn tập chương 3
CHƯƠNG 4: HYDROCARBON
Bài 15: Alkane
Bài 16: Alkene, alkyne
Bài 17: Arene
Bài 18: Ôn tập chương 4
CHƯƠNG 5: HALIDE, ALCOHOL, PHENOL
Bài 19: Dẫn xuất halogen
Bài 20: Alcohol
Bài 21: Phenol
Bài 22: Ôn tập chương 5
CHƯƠNG 6: HỢP CHẤT CARBONYL
Bài 23: Aldehyde, ketone
Bài 24: Carboxylic acid
Bài 25: Ôn tập chương 6
Nội dung Hóa 11 nâng cao
Các chủ đề sau đây dành cho học sinh có mục tiêu thi HSG Tỉnh/TP trở lên, nếu không có mục tiêu này thì nên bỏ qua. Các chủ đề sau có thể xuất hiện 1-2 câu trong đề thi Tốt nghiệp THPT và thông tin được cung cấp ở dạng đọc hiểu có thể suy luận được nên học sinh không có mục tiêu thi HSG thì không cần học quá chuyên sâu.
Chủ đề 1: Cân bằng hóa học nâng cao (sau khi học chương 1 lớp 11)
Chủ đề 2: Phân bón hóa học (sau khi học chương 2 lớp 11)
Chủ đề 3: Hydrocarbon nâng cao (sau khi học chương 3, 4 lớp 11)
Chủ đề 4: Cơ chế phản ứng (sau khi học chương 5 lớp 11)
Kế hoạch học tập Hóa 11
Đối với học sinh lớp 11 học Hóa với mục tiêu chính là để thi Tốt nghiệp THPT thì cần hoàn thành các giai đoạn với các mốc thời gian sau:
GIAI ĐOẠN 0: BỔ SUNG KIẾN THỨC HÓA THCS VÀ HÓA 10
Trong hè, nếu kiến thức Hóa THCS chưa vững cần học bổ sung lại ngay trước khi khai giảng (tháng 9) gồm các nội dung sau:
– Hóa trị, cân bằng phương trình phản ứng
– Các phản ứng cơ bản của kim loại, acid, base và muối
– Bài tập tính toán về nồng độ dung dịch
– Nguyên tử, bảng tuần hoàn
– Liên kết, phản ứng oxi hóa khử
– Năng lượng, tốc độ phản ứng
GIAI ĐOẠN 1: HỌC KIẾN THỨC HÓA 11 HỌC KỲ 1
Từ tháng 9 (khai giảng) đến tháng 1 (trước Tết âm lịch), học sinh cần học đầy đủ 14 bài đầu tiên của Hóa 11 cơ bản.
Mục tiêu là hoàn thành nội dung cơ bản trên lớp, sau đó nâng cao dần khả năng ứng dụng kiến thức của 3 chương đầu để giải các dạng bài đọc hiểu mở rộng ra ngoài sách giáo khoa.
GIAI ĐOẠN 2: HỌC KIẾN THỨC HÓA 11 HỌC KỲ 2
Từ tháng 2 (sau Tết âm lịch) đến tháng 5 (trước khi nghỉ hè), học sinh cần học đầy đủ 11 bài còn lại của Hóa 11 cơ bản.
Mục tiêu là hoàn thành nội dung cơ bản trên lớp, sau đó nâng cao dần khả năng ứng dụng kiến thức của 3 chương cuối để giải các dạng bài đọc hiểu mở rộng ra ngoài sách giáo khoa.